Những con số ước tính số người chết Thảm_sát_Nam_Kinh

Có nhiều sự tranh luận về tầm mức của những hành động tàn bạo trong chiến tranh tại Nam Kinh, đặc biệt về con số người chết. Những con số liên quan tới số nạn nhân chủ yếu dựa trên việc định nghĩa của các bên về phạm vi địa lý và thời gian kéo dài của sự kiện, cũng như định nghĩa của họ về từ "nạn nhân".

Tầm mức và thời gian

Quan điểm thận trọng nhất cho rằng diện tích địa lý của vụ thảm sát chỉ nên được giới hạn trong phạm vi vài kilômét vuông của thành phố được gọi là An toàn khu, nơi các thường dân tụ tập sau cuộc xâm chiếm. Nhiều sử gia Nhật Bản đã nắm lấy sự thực rằng trong thời kỳ xâm chiếm của Nhật Bản chỉ có khoảng 200.000–250.000 thường dân tại Nam Kinh như thông báo của John Rabe, để cho rằng con số 300.000 người chết do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đưa ra là sự thổi phồng quá mức.

Tuy nhiên, nhiều nhà sử học cho tầm mức vụ việc diễn ra trên một diện tích rộng bao quanh thành phố. Gồm cả quận Xiaguan (vùng ngoại ô phía bắc thành phố Nam Kinh, kích thước khoảng 31 km vuông) và nhiều khu vực khác bên ngoài thành phố, dân số của cả vùng Nam Kinh trong khoảng 53.500.000 tới 63.500.000 người ngay trước cuộc chiếm đóng của Nhật Bản.[23] Một số nhà sử học cũng gộp sáu huyện khác quanh Nam Kinh vào trong vụ việc này, được gọi là Khu đô thị Đặc biệt Nam Kinh.

Thời gian của vụ việc cũng được định nghĩa theo khu vực địa lý của nó: người Nhật vào khu vực này càng sớm thì thời gian càng kéo dài. Trận Nam Kinh chấm dứt ngày 13 tháng 12, khi các sư đoàn của Quân đội Nhật Bản vượt qua bức tường bao thành phố Nam Kinh. Tòa án Tội phạm Chiến tranh Tokyo đã định nghĩa giai đoạn cuộc thảm sát là sáu tuần kể từ sau sự kiện đó. Những ước tính khác thận trọng hơn nói cuộc thảm sát bắt đầu ngày 14 tháng 12, khi quân đội xâm nhập An toàn khu, và rằng nó chấm dứt sau 6 tuần. Các nhà sử học định nghĩa vụ Thảm sát Nam Kinh bắt đầu từ khi quân đội Nhật tiến vào tỉnh Giang Tô coi vụ thảm sát bắt đầu vào khoảng giữa tháng 11 tới đầu tháng 12 (Suzhou thất thủ ngày 19 tháng 11), và chấm dứt ở cuối tháng 3 năm 1938. Vì thế, số lượng nạn nhân do các nhà sử học này đưa ra cũng lớn hơn nhiều so với ước tính của những nguồn thận trọng hơn.

Xác định các nạn nhân

Bài viết này không được chú giải bất kỳ nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích cho từng nội dung cụ thể trong bài viết tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Một điểm tranh luận khác là vấn đề những ai được coi là nạn nhân của những hành động tàn bạo. Tất cả các nhà sử học đồng ý rằng có nhiều thường dân đã thiệt mạng tại Nam Kinh. Trong suốt cuộc chiến tranh tại Trung Quốc, không bên nào bắt giữ nhiều tù binh chiến tranh. Quân đội Nhật thường đơn giản hành quyết những tù binh hay những binh lính Trung Quốc đầu hàng. Họ cũng hành quyết nhiều người bị họ coi là chiến binh du kích trong trang phục thường dân. Hiện không rõ có bao nhiêu thường dân vô tội đã bị xác nhận và giết hại nhầm theo cách này.

Tuy tất cả các nhà sử học đồng ý rằng thường dân phải được tính vào con số thiệt mạng trong vụ thảm sát, các nhóm khác nhau có những quan điểm khác nhau về tính chính xác của những điều sau: những binh sĩ thiệt mạng trong chiến đấu; những binh sĩ đầu hàng/bị bắt và bị hành quyết sau trận đánh; những chiến binh du kích trong trang phục thường dân; phụ nữ, trẻ em và người già rõ ràng là dân thường nhưng cũng bị giết hại. Không may thay, bằng chứng lưu trữ, như ghi chép về các cuộc chôn cất, thường chỉ đề cập tới số lượng thi thể, chứ không phải về đối tượng xuất thân của họ. Vì thế, chúng không có ý nghĩa trong việc xác định ai đã bị giết "một cách hợp pháp" và "bất hợp pháp". Cuộc tranh cãi vẫn đang tiếp diễn.

Những con số ước tính khác nhau

Tòa án Quân sự Quốc tế vùng Viễn Đông đã ước tính trong hai bản báo cáo (có vẻ rất mâu thuẫn) rằng "hơn 200.000" và "hơn 100.000" thường dân và tù binh chiến tranh đã bị giết hại trong sáu tuần chiếm đóng đấu tiên. Con số này dựa trên những bản ghi chép về các vụ chôn cất do các tổ chức từ thiện gồm cả Red Swastika SocietyChung Shan Tang (Tsung Shan Tong)-nghiên cứu do tiến hành Smythe- đưa ra, và một số ước tính do những người sống sót tường thuật.

Năm 1947, tại Tòa án Tội phạm Chiến tranh Nam Kinh, lời tuyên án của Trung tướng Tani Hisao—chỉ huy Su đoàn số 6- đưa ra con số hơn 300.000 người chết. Ước tính này được đưa ra dựa trên những bản ghi chép về các vụ chôn cất và lời kể của các nhân chứng. Lời tuyên án kết luận khoảng 190.000 người đã bị giết hại trái phép tại nhiều địa điểm hành quyết và 150.000 người đã bị giết hại từng người (one-by-one). Con số 300.000 người chết là ước tính chính thức được khắc trên bức tường ở lối vào chính của "Đài tưởng niệm những Nạn nhân Yêu nước trong vụ Thảm sát Nam Kinh của Quân đội Nhật Bản" tại Nam Kinh.

Một số nhà sử học Nhật Bản hiện đại, như Kasahara Tokushi tại Đại học Tsuru và Fujiwara Akira, một giáo sư danh dự tại Đại học Hitotsubashi, đã quan tâm tới toàn bộ Khu vực đô thị Đặc biệt Nam Kinh, gồm cả thành phố và sáu quận lân cận, và đã đưa ra con số người chết xấp xỉ 200.000.[cần dẫn nguồn] Các nhà sử học Nhật Bản khác, dựa theo định nghĩa về vùng không gian địa lý và thời gian diễn ra cuộc thảm sát của họ, cho số người chết ở mức độ cao hơn từ 40.000 tới 300.000. Tại Trung Quốc ngày nay đa số những con số ước đoán về số nạn nhân trong vụ Thảm sát Nam Kinh trong khoảng từ 200.000 tới 400.000, và không một nhà sử học có danh tiếng nào đặt con số dưới 100.000 người.[cần dẫn nguồn]

Một tài liệu 42 phần của Cộng hòa Trung Hoa được đưa ra năm 1995 dưới tít "Một tấc sơn hà một tấc máu"[24] (一寸河山一寸血), khẳng định rằng 340.000 thường dân Trung Quốc đã thiệt mạng tại thành phố Nam Kinh sau sự chiếm đóng của Nhật Bản, 150.000 người khác vì các trận ném bom và đấu súng trong 5 ngày chiến đấu, và 190.000 người trong vụ thảm sát, dựa trên bằng chứng được đưa ra trong những phiên Tòa tại Tokyo.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thảm_sát_Nam_Kinh http://jds.cass.cn/UploadFiles/2010/11/20101104101... http://www.china.com.cn/english/2003/Dec/83437.htm http://neverforget.sina.com.cn/ http://www.hprc.org.cn/pdf/DSZI200603018.pdf http://www.modernchina.org.cn/UploadFiles/zyqk/201... http://ocn.amikai.com/amiweb/browser.jsp?f_color=0... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/402618 http://edition.cnn.com/2005/WORLD/asiapcf/08/24/ch... http://www.cnn.com/WORLD/9609/23/rare.photos/ http://www.geocities.com/nankingatrocities/Fall/fa...